Lễ hội Kinh Dương Vương – Về nơi thủy tổ

Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt.
Theo sử sách ghi lại, Kinh Dương Vương tên chữ là Lộc Tục, là con trai của vua Đế Minh, cháu bốn đời của vua Thần Nông. Sau khi băng hà, Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, danh xưng Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương làm vua và cai trị đất nước từ khoảng năm 2879 TCN.
Sau khi lê ngôi, ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long và sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lâm khi nối ngôi làm vua tự xưng là Lạc Long Quân. Truyền thuyết ghi lại, vua Lạc Long Quân lấy đức âu cơ, sinh trăm con. Sau đó 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống vùng biển khai phá, mở mang bờ cõi. Trước khi qua đời, ngài truyền cho con cả là vua Hùng Vương thứ nhất.
Để ghi nhớ công ơn của Kinh Dương Vương,  người dân Bắc Ninh đã lập Lăng và Đền thờ Kinh Dương vương, được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương. Hằng năm, lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức nhằm bày tỏ lòng thành kính, giáo dục những người con dân đất Việt nhớ về nguồn cội, tri ân đức vua Thủy tổ Việt Nam. Có thể nói, hiếm có lễ hội nào còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống như lễ hội Kinh Dương Vương.

Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức từ ngày 14-18 tháng Giêng với các nghi thức tế lễ và rước kiệu. Trong ngày 14 tháng Giêng sẽ tổ chức lễ rước nước từ Đền xuống Lăng Kinh Dương Vương về thờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ từ Đền xuống Lăng làm lễ và tế theo các nghi thức cung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng về Đền. Sau lễ rước là lễ tế để cầu nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đến ngày 19 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tổ chức lễ rước tống ruộc, trả nước tưới cho cây và kết thúc phần lễ.

Sau phần lễ trang trọng và thành kính là phần hội với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi như tổ chức hát Dân ca Quan họ trên thuyền, hát chèo, hát tuồng, hát trống quân, ca trù, múa rối nước…và nhiều trò chơi dân gian như: Cờ tướng, tổ tôm điếm, vật dân tộc, bịt mắt bắt dê, chơi đu, đập niêu…

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *